Vì sao khi xây nhà bạn phải cần thuê tư vấn giám sát ?

xaydungsongnam

New member
27 Tháng sáu 2023
3
0
1
songnam.net

Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng

Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

Vai trò của người giám sát xây dựng

– Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
– Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?

  • Kiểm tra vật tư, vật liệu
  • Giám sát công trình thi công:
  • Theo dõi – quản lý công trình thi công

Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:

– Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
– Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
– Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
– Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
– Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
– Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
– Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
– Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.

banner.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:

xaydungsongnam

New member
27 Tháng sáu 2023
3
0
1
songnam.net
Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Thiết kế nhà xưởng NHÀ MÁY WOODPELLET


Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

– Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất

  • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí.
  • Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 – 60% của nhà máy cơ khí.
  • Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn.
  • Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí
– Cấu trúc của phân xưởng cơ khí:

  • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
  • Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt …
Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo).
– Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm .
– Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng.
– Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
– Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận.
– Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật).
– Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài.
– Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

– Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
– Xác định tổng khối lượng lao động.
– Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất.
– Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa …
– Xác định nhu cầu về lao động.
– Xác định nhu cầu về diện tích.
– Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.
– Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
– Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

– Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế
– Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
– Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công.
– Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công
– Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

Bố trí mặt bằng phân xưởng

– Ba yếu tố đặc trưng:

  • Kỹ thuật
  • Thời gian
  • Không gian
– Các dạng cấu trúc không gian:

  • Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song.
  • Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất.
  • Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.
Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào.

Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

xaydungsongnam

New member
27 Tháng sáu 2023
3
0
1
songnam.net
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà công tác giám sát được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa quyết định.

Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi kiểm lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình gồm một số bước cơ bản như:

Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công: Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

thiet-ke-xay-dung-gom-nhung-gi.jpg


Giám sát từng hạng mục xây dựng: Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.

Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Đảm bảo tiến độ xây dựng: Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Quản lý giá thành xây dựng: Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.

Báo cáo định kỳ: Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.

Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình: Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng…

Thời gian qua, một số công trình quan trọng cấp Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp Quốc gia của quy trình nêu trên.

Giải pháp giám sát hữu hiệu, đảm bảo chất lượng công trình

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước; theo số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.

quy-trinh-giam-sat-doi-voi-viec-dam-bao-chat-luong-cong-trinh-xay-dung